KHOA DƯỢC – Y HỌC – KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM

Khoa được thành lập theo Quyết định số 32/QĐ – CĐYT ngày 24  tháng  01 năm 2014 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng.

(*) Chức năng của Khoa
Khoa có chức năng đào tạo sinh viên, học sinh chuyên ngành Dược và sinh viên các chuyên ngành Y, Điều dưỡng, Hộ sinh có trình độ từ Cao đẳng trở xuống các học phần chuyên môn thuộc lĩnh vực Dược – Y học – Kỹ thuật xét nghiệm.
1. Quản lý giảng viên, cán bộ khoa, sinh viên thuộc Khoa
– Phân công nhiệm vụ cho các giảng viên, cán bộ khoa phù hợp với vai trò, chức năng của từng thành viên theo đúng các quy định hiện hành và phù hợp với mô hình tổ chức của khoa.
– Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý việc thực hiện nhiệm vụ được giao của giảng viên, cán bộ khoa.
– Quản lý giờ giấc, sinh hoạt của các thành viên trong khoa.
– Quản lý hồ sơ cá nhân của từng thành viên nhằm có thông tin chính xác và nhanh nhất khi Ban giám hiệu cần.
– Đề xuất khen thưởng, kỷ luật các thành viên trong khoa theo tiêu chí thi đua, khen thưởng của Nhà trường.
– Quản lý và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của các môn trong phạm vi khoa.
– Xây dựng kế hoạch và tổ chức quản lý các đối tượng sinh viên khối Dược thông qua các hoạt động Giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên.
2. Tổ chức và quản lý hoạt động giảng dạy
– Xây dựng và tổ chức quản lý chương trình đào tạo thích hợp cho các lớp khối Dược.
– Thực hiện công tác giảng dạy cho các lớp khối Dược – Y học – Kỹ thuật xét nghiệm và giảng dạy các môn học thuộc phạm vi quản lý của khoa nằm trong các chuyên ngành khác của nhà trường.
– Tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, bảng kiểm, ngân hàng lượng giá, ngân hàng đề thi các môn học liên quan.
– Tham gia đánh giá và nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên (dự giảng, bình giảng, thi giáo viên giỏi, sinh viên giỏi… ).
– Xây dựng và tổ chức quản lý các hoạt động giảng dạy, kiểm tra, thi theo kế hoạch giảng dạy phù hợp với quy chế đào tạo hiện hành.
– Lập kế hoạch mời giáo viên thỉnh giảng, giáo viên chấm thi tốt nghiệp.
3. Tổ chức và quản lý chất lượng đào tạo
– Đề xuất và tham gia chỉnh sửa chương trình đào tạo các lớp khối Dược – Y học – Kỹ thuật xét nghiệm.
– Xây dựng kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho các thành viên trong khoa.
– Tổ chức sinh hoạt chuyên đề, chuyên môn, sáng kiến cải tiến nhằm nâng cao trình độ, trao đổi kinh nghiệm trong đội ngũ giảng viên.
– Tổ chức cải tiến phương pháp giảng dạy, phát triển các hoạt động chủ động học tập của sinh viên thông qua các hình thức cố vấn học tập, hỗ trợ học tập, học tập theo nhóm…
– Phối hợp các phòng, khoa liên quan xây dựng các quy trình quản lý, giảng dạy, các SOP sử dụng máy móc, trang thiết bị… và các văn bản liên quan.
– Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động đánh giá chất lượng đào tạo thông qua các công cụ đánh giá phù hợp.
4. Tổ chức và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học
– Xây dựng kế hoạch, triển khai và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên, các sáng kiến cải tiến trong Khoa.
– Tham gia các hội nghị, sinh hoạt Khoa học kỹ thuật của Nhà trường
5. Quản lý tài sản, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài sản thuộc khoa
– Quản lý, bảo quản trang thiết bị, hóa chất, nguyên vật liệu, dụng cụ trong các phòng thực hành.
– Theo dõi, lập dự trù máy móc, trang thiết bị, hóa chất… phù hợp với mục tiêu đào tạo và hoàn cảnh của Nhà trường, của địa phương.
6. Thực hiện một số nhiệm vụ khác
– Phối hợp và tham gia mở mã ngành đào tạo mới, liên kết đào tạo, xác định nhu cầu đào tạo Dược của tỉnh.
– Xây dựng kế hoạch tuyển dụng của khoa.
– Tham gia công tác tuyển sinh khi có yêu cầu.
– Tham gia công tác kiểm định chất lượng.
– Đề xuất đầu sách tại thư viện.
– Cung cấp thông tin để đăng trên trang Web của nhà trường.
– Phối hợp với các phòng, ban lập danh sách phân công giáo viên chủ nhiệm cho các lớp khối Dược – Y học – Kỹ thuật xét nghiệm.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi có sự phân công của Ban giám hiệu.

(*) Nhân sự của Khoa cụ thể như sau:
1. Bà Ngô Duy Túy Hà – Tiến sĩ, Trưởng khoa;
2. Bà Tăng Thị Thảo Trâm – Thạc sĩ, Phó trưởng Khoa;
3. Bà Tăng Lê Quỳnh Trinh – CK1, Giảng viên;
4. Bà Nguyễn Thị Nhật Linh – Tiến sĩ, Giảng viên;
5. Bà Trần Thị Thuỳ Nhi – Ths, Giảng viên.
6. Ông Trần Quốc Hùng – Ths, Giảng viên;
7. Bà Nguyễn Thị Kim Tân – Dược sĩ, Giảng viên;
8. Bà Trần Thị Tuyết Lan – Dược sĩ, Giảng viên;
9. Bà Nguyễn Thị Thùy Linh – Dược sĩ, Giảng viên;
10. Bà Nguyễn Thị Diệp – Dược sĩ, Giảng viên;
11. Ông Nguyễn Tuấn Anh – Cử nhân, Nhân viên.
12. Bà Đỗ Thị Thùy Vân, Thạc sĩ, Giảng viên;
13. Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Cử nhân, Giảng viên;
14. Bà Hoàng Phi Tuyết Phụng, Bác sĩ, Giảng viên;
15. Bà Phạm Minh Hiền, Thạc sĩ, Giảng viên.
16. Bà Đặng Thị Thu Hằng, Cử Nhân, Nhân viên.

17. Bà Nguyễn Thị Kim Thảo, Cử nhân, Giảng viên

18. Ông Trần Duy Quỳnh, Cử nhân, Giảng viên