Khoa Khoa Điều dưỡng – Kỹ Thuật Phục Hồi Chức Năng

Khoa được thành lập theo Quyết định số 32/QĐ – CĐYT ngày 24 tháng 01 năm  2014 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng. Khoa Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật phục hồi chức năng Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng có chức năng đào tạo sinh viên các ngành Điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên có trình độ từ Cao đẳng trở xuống.

 

(*) Chức năng nhiệm vụ:

  1. Quản lý giảng viên, cán bộ khoa, sinh viên thuộc khoa Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật phục hồi chức năng.

– Phân công nhiệm vụ cho các giảng viên, cán bộ khoa phù hợp với vai trò, chức năng theo đúng các quy định hiện hành và phù hợp với mô hình tổ chức của khoa.

– Xây dựng kế hoạch và tổ chức việc triển khai thực hiện để quản lý hiệu quả nguồn lực giảng viên, cán bộ khoa để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

– Quản lý hồ sơ cá nhân của từng thành viên nhằm có thông tin chính xác và nhanh nhất khi Ban giám hiệu cần.

– Xây dựng kế hoạch và tổ chức quản lý các đối tượng sinh viên chuyên ngành Điều dưỡng và Hộ sinh trong nhà trường thông qua các hoạt động giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên.

– Đề xuất khen thưởng, kỷ luật kịp thời đối với CBVC trong khoa.

  1. Tổ chức và quản lý hoạt động giảng dạy

– Xây dựng và tổ chức quản lý chương trình đào tạo thích hợp cho các đối tượng sinh viên chuyên ngành Điều dưỡng và Hộ sinh.

– Xây dựng và tổ chức quản lý các hoạt động giảng dạy, kiểm tra, thi theo kế hoạch giảng dạy phù hợp với quy chế đào tạo hiện hành.

– Thực hiện công tác giảng dạy cho chuyên ngành Điều dưỡng, Hộ sinh và giảng dạy các môn học thuộc phạm vi quản lý của khoa nằm trong các chuyên ngành khác của nhà trường.

– Tổ chức biên soạn giáo trình môn học, tài liệu giảng dạy phục vụ hoạt động dạy và học của giảng viên và sinh viên Điều dưỡng, Hộ sinh.

– Tổ chức biên soạn ngân hàng đề thi.

– Thực hiện bình giảng, dự giảng, các hội thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi

  1. Tổ chức và quản lý chất lượng đào tạo (chất lượng giảng dạy của giảng viên, học tập của sinh viên)

– Xây dựng các công cụ đánh giá chất lượng đào tạo (các quy trình quản lý đào tạo, các tiêu chuẩn đánh giá…)

– Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động đánh giá chất lượng đào tạo thông qua các công cụ đánh giá phù hợp.

– Đề xuất và tham gia chỉnh sửa chương trình đào tạo.

– Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các thành viên trong khoa.

– Tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên đề nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của các thành viên trong khoa.

– Tổ chức cải tiến phương pháp giảng dạy, phát triển các hoạt động chủ động học tập của sinh viên thông qua các hình thức cố vấn học tập, nhóm sinh viên hỗ trợ học tập, câu lạc bộ sinh viên…

  1. Tổ chức và quản lý hoạt động NCKH

– Xây dựng kế hoạch tổ chức, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học của các thành viên trong khoa

– Triển khai thực hiện và quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học tại khoa

  1. Quản lý tài sản, cơ sở vật chất, TTB, tài sản thuộc khoa

– Xây dựng các công cụ để quản lý hiệu quả tài sản, trang thiết bị, vật tư tiêu hao phục vụ công tác dạy và học của giảng viên và sinh viên tại khoa

– Xây dựng kế hoạch và thực hành quản lý và giám sát việc sử dụng dụng cụ, trang bị, vật tư tiêu hao phục vụ giảng dạy

  1. Thực hiện một số nhiệm vụ khác.

– Tham gia xác định nhu cầu đào tạo

– Tham gia công tác tuyển sinh khi có yêu cầu

– Tham gia công tác kiểm định chất lượng

– Đề xuất và cung cấp thông tin để đăng trên trang Web của khoa

– Đề xuất đầu sách tại thư viện

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám hiệu phân công.

(*) Nhân sự của Khoa cụ thể như sau:

  1. Bà Nguyễn Thị Hồng Lam – Thạc sĩ, Trưởng Khoa;
  2. Bà Lê Thị Kiều Diễm – ĐD. CKI.YTCC, Giảng viên;
  3. Bà Lê Thị Hồng – CNĐD, Giảng viên;
  4. Bà Trần Thị Thái An – CNĐD, Giảng viên;
  5. Bà Lê Hà Anh Thi – CNĐD, Giảng viên;
  6. Bà Nguyễn Minh Mỹ Dung – Ths, Giảng viên;
  7. Bà Phạm Thị Phương Hiền – Giảng viên;
  8. Bà Lê Hằng Cẩm Thúy – Nhân Viên.
  9. Ông Nguyễn Tuấn Anh – Giảng viên