Phòng Quản Lý Đào Tạo – Thông Tin Truyền Thông

Phòng được thành lập theo Quyết định số 227/QĐ-CĐYT ngày 29/8/2019 là một trong ba phòng chức năng của trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng, có 7 cán bộ gồm: 1 trưởng phòng, 6 cán bộ, giảng viên, chuyên viên khác đều được phân công, phân nhiệm rõ ràng.

Phòng là đơn vị trong bộ máy giúp việc cho Ban giám hiệu, chịu sự chỉ đạo, điều hành và quản lý trực tiếp của Ban giám hiệu, có vai trò xây dựng chiến lược phát triển, điều tiết và quản lý các hoạt động đào tạo và khoa học trong nhà trường, bao gồm những chức năng và nhiệm vụ cụ thể như sau:

CHỨC NĂNG

– Tham mưu cho Ban giám hiệu về công tác quản lý và phát triển đào tạo, tổ chức thực hiện công tác quản lý các loại hình đào tạo và tham gia quản lý các hoạt động khoa học trong nhà trường.

– Tham mưu, giúp việc cho Ban giám hiệu điều hành và quản lý công tác Phòng quản lý Đào tạo – Thông tin truyền thông trong nhà trường theo quy định chung của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và của Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng.

NHIỆM VỤ

  1. Tham mưu hoạch định chiến lược đào tạo

– Xây dựng quy hoạch phát triển, lập chương trình, mục tiêu, kế hoạch đào tạo ở các bậc của các ngành học, cấp học;

– Nghiên cứu xác định nhu cầu đào tạo nhằm phát triển nhu cầu đào tạo dài hạn, ngắn hạn của trường;

– Chủ trì, phối hợp với Khoa để thực hiện thủ tục hồ sơ mở mã ngành đào tạo mới.

– Xây dựng chiến lược bồi dưỡng nâng cao trình độ của giảng viên.

2. Quản lý công tác đào tạo

– Xây dựng văn bản, các quy trình quản lý đào tạo:

+ Cụ thể hóa các quy chế đào tạo của các ngành học, bậc học.

+ Chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng các quy trình quản lý đào tạo và các văn bản liên quan.

– Tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh:

+ Tham mưu xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu tuyển sinh.

+ Phối hợp với các bộ phân liên quan thực hiện công tác tuyển sinh

– Tổ chức xây dựng, chỉnh sửa, thẩm định và quản lý chương trình đào tạo, giáo trình giáo án của giảng viên.

– Xây dựng và quản lý kế hoạch giảng dạy của toàn trường:

+ Tổ chức theo dõi, giám sát quá trình giảng dạy và việc thực hiện quy chế của các khoa.

+ Quản lý, giám sát công tác lâm sàng.

+ Tổ chức đánh giá và nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên (dự giảng, bình giảng, thi giáo viên giỏi…).

+ Xây dựng, tổ chức, quản lý và theo dõi việc thực hiện các quy định về chế độ làm việc của giảng viên.

+ Kiểm tra xác nhận thống kê giờ giảng, giờ độc hại theo học kỳ, năm học của các khoa.

+ Tổ chức các hội nghị liên quan đào tạo.

– Quản lý quá trình và kết quả học tập

+ Tổ chức quản lý và cấp phát văn bằng, chứng chỉ .

+ Tổ chức tiếp nhận và kiểm tra đơn, hồ sơ của học sinh, sinh viên xin chuyển trường (chuyển đến, chuyển đi), chuyển lớp, đi học nước ngoài theo quy chế của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

+ Tổng hợp và lưu trữ các kết quả học tập của sinh viên, xác nhận kết quả học tập cho học sinh, sinh viên.

+ Quản lý điểm và tổ chức xét lên lớp, tạm ngưng học tập, thôi học theo quy chế.

+ Giám sát và quản lý việc miễm giảm kết quả học tập cho sinh viên.

– Tổ chức đánh giá sinh viên sau tốt nghiệp.

3. Quản lý công tác khảo thí

– Xây dựng quy trình công tác khảo thí theo đúng quy chế của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đáp ứng yêu cầu chung và phù hợp với đặc thù của Nhà trường nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo.

– Tổ chức xây dựng, quản lý và sử dụng ngân hàng đề thi hết học phần cho các ngành đào tạo (môn học) của Trường nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả các kỳ thi.

– Xây dựng quy trình kiểm tra, thi hết học phần, thi tốt nghiệp.

– Phối hợp với các Khoa về việc ra đề thi kết thúc học phần, thi tốt nghiệp, quản lý bộ đề thi, ngân hàng đề thi.

– Nhận bảng điểm từ các khoa, điểm thực hành, thực tập, kiểm tra bảng điểm, xác nhận, lưu trữ, gửi bảng điểm đến các bộ phận có liên quan, phúc khảo điểm thi, kiểm tra của sinh viên.

– Tổ chức thi (kiểm tra) kết thúc học phần (module) theo quy định.

– Tổ chức thi tốt nghiệp, chấm thi tốt nghiệp và chấm phúc khảo theo đúng quy chế.

– Quản lý, lưu trữ và bảo mật đề thi, bài thi tốt nghiệp theo quy định.

– Phối hợp giám sát việc thực hiện các nội quy, quy chế về giảng dạy, học tập, thi và kiểm tra. Theo dõi các hoạt động giáo dục đối với sinh viên của Trường.

– Tổ chức xét lên lớp, lưu ban, buộc thôi học cho sinh viên các hệ đào tạo của Trường theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Thực hiện tổng hợp và báo cáo định kỳ về công tác thi, kết quả các kỳ thi, đánh giá chất lượng đào tạo cho Hiệu trưởng và yêu cầu của Nhà trường.

– Tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh các hệ đào tạo theo quy định chung của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

4. Công tác bảo đảm chất lượng

– Xây dựng kế hoạch tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và kế hoạch phấn đấu đạt tiêu chuẩn kiểm định cho từng giai đoạn; tổ chức triển khai thực hiện và theo dõi, kiểm tra các hoạt động tự đánh giá theo kế hoạch đã được lãnh đạo trường phê duyệt.

– Xây dựng chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo trong Trường, chuẩn bị điều kiện cho việc đánh giá ngoài đối với Trường.

– Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện, theo dõi kiểm tra việc thực hiện điều kiện đảm bảo chất lượng ở các đơn vị trong Trường.

– Xây dựng tiêu chí và phương pháp đánh giá kết quả giảng dạy của giảng viên. Thiết kế phiếu thăm dò ý kiến của người học và phối hợp với các khoa để tổ chức lấy ý kiến người học nhận xét, đánh giá kết quả giảng dạy của giảng viên.

– Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ cho công tác tự đánh giá (bảng hỏi, phiếu khảo sát, bảng thống kê…).

– Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giảng viên và viên chức trong toàn trường về công tác đảm bảo chất lượng, tự đánh giá.

– Phối hợp với phòng Đào tạo tổ chức triển khai đánh giá chất lượng giờ dạy của giảng viên theo quy định.

– Tiếp nhận và xử lý các loại đơn từ, hồ sơ, công văn liên quan đến công tác kiểm định chất lượng đào tạo.

5. Nghiên cứu khoa học

– Tham mưu tổ chức, thực hiện và quản lý các hoạt động khoa học trong nhà trường.

– Tham mưu liên kết, hợp tác với các cơ quan trong nghiên cứu khoa học.

– Tổ chức hội thảo, hội nghị, tập huấn liên quan đến công tác nghiên cứu khoa học.

III. MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC

– Phòng quản lý Đào tạo – Thông tin truyền thông chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám hiệu nhà trường.

– Có mối quan hệ phối hợp với các Phòng, Khoa, Trung tâm, Ban, tổ chức đoàn thể trong nhà trường để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao./.

NHÂN SỰ

Phòng Phòng quản lý Đào tạo – Thông tin truyền thông gồm Cán bộ viên chức, người lao động:

1)  Bà Cao Thị Thu Hương – Thạc Sĩ, Trưởng Phòng;

2) Bà Vũ Đoan Trâm – Cử nhân, Phó trưởng phòng

3) Bà Nguyễn Thị Lan Chi – Thạc Sĩ, Trưởng ban Đảm bảo chất lượng;

4) Bà Đỗ Thị Nguyệt – ĐD.CKI, Trưởng ban Khảo thí;

5) Bà Nguyễn Thị Hằng – Cử nhân, Giảng viên;