VÌ SAO ATISO TRỞ THÀNH CÂY THUỐC ĐẶC TRƯNG CỦA ĐÀ LẠT

Từ thế kỷ 17, Actiso đã được biết như “thần dược” mát gan, giải độc gan. Hiện nay, Actiso được xem là một trong những dược liệu quý điều trị nhiều bệnh. Các tác dụng, cơ chế của vị thuốc này đã được các nhà khoa học chứng minh bằng nhiều nghiên cứu. Bài viết này sẽ giúp các bạn biết thêm về tác dụng của dược liệu quý này

Tên Khác:

Tên dân gian: atiso Tên khoa học: Cynara Scolymus L.

Họ khoa học: Thuộc họ Cúc (Compositae).

Mô Tả: Atiso là một cây thuốc nam quý. Loại cây thấp, cao khoảng 1-2 m, thân và lá có lông trắng như bông. Lá mọc so le, phiến khía sâu, có gai. Cụm hoa hình đầu,mầu tím nhạt. Lá bắc ngoài cuả cụm hoa dầy và nhọn. Phần gốc nạc của lá bắc và đế hoa ăn được. Lá to, dài 1-1,2m, rộng 50cm. Mặt dưới có nhiều lông hơn mặt trên.

Phân bố địa lý: Atisô là cây thuốc nguồn gốc Ðịa Trung Hải Cây được di thực và trồng nhiều ở Đà lạt, Sa pa, Tam đảo.

Hình 1. Cây Atiso

Bộ phận dùng làm thuốc: Cụm hoa và lá bắc có phần gốc nạc, thường được dùng làm rau ăn và làm thuốc. Lá hái lúc cây sắp ra hoa hoặc mới ra hoa, dùng làm thuốc.

Bào Chế: Sấy hoặc phơi khô. Để nơi khô ráo.

Thành Phần Hóa Học:

Lá Actiso chứa:

Các hợp chất có tác dụng dược lý quan trọng: dẫn xuất axit caffeic, flavonoid, lacton sesquiterpene, anthocyan, đặc biệt là cyanidin và tannin.

Tinh dầu dễ bay hơi bao gồm terpenoids, carotenoid.

Axit béo như axit linoleic, palmitic, oleic và stearic.

Các hợp chất không bão hòa khác, như axit acrylic hydroxymethyl và polyacetylen, axit citric, malic, lactic, succinic và glycemia, monosacarit, oligosacarit.

Polysacarit khác như chất nhầy, pectin, inulin, axit amin và protein, như L-asparagine.

Phần lớn chứa các enzyme, bao gồm oxyase, peroxidase, cynarase, ascorbinase, protease.

Nhiều khoáng chất như kali, magiê, canxi, mangan, photpho…

Hình 2. Hoa Atiso sấy khô

 

 

Công Dụng:

Thông mật, lợi tiểu, giảm Urê máu, hạ sốt, nhuận trường .

Chủ Trị:

Cụm hoa được dùng trong chế độ ăn kiêng của người bệnh đái tháo nhạt vì nó chỉ chứa lượng nhỏ tinh bột, phần Carbon Hydrat gồm phần lớn là Inlin.

Lá Ác ti sô vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng trong điều trị bệnh phù và Thấp khớp.

Lá tươi hoặc khô sắchoặc nấu thành cao chữa bệnh về Gan (gan viêm mạn, da vàng), thận viêm cấp và mạn, sưng khớp xương. Thuốc có tác dụng nhuận trường và lọc máu nhẹ đối với trẻ em.

Thân và rễ Ác ti sô thái mỏng, phơi khô, công dụng giống lá. Actisô được dùng trị bệnh ở Châu Âu từ lâu như vị thuốc làm mát gan, nhuận trường, thông tiểu. Liều Dùng: Có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác Thuốc sắc 5-10%, cao lỏng 2-10g. Một ngày chỉ nên dùng 10 – 20 g sắc với nước nếu dùng tươi, 5 – 10 g nếu dùng khô. Với loại trà đóng gói cũng chỉ nên uống 2 – 3 túi mỗi ngày là đủ.

Hình 3. Vị thuốc Atiso

 

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc atiso

Chữa bệnh tiểu đường

Bài 1: Thân cây atisô 40g, rễ 40g, hoa 20g, tất cả phơi khô, tán nhỏ, mỗi lần dùng 2g pha như pha nước chè.

Bài 2: Hoa atisô 50g cũng phơi khô tán nhỏ, mỗi lần dùng 2g, pha như pha nước trà

Bài 3: Hoa atisô 100g, lá atisô 100g, luộc ăn như ăn các loại rau thông thường.

Bài 4: Giò heo hầm atisô: Giò heo (giò lợn, giò trước tốt hơn giò sau), 2 hoa atisô, gia vị muối tiêu đường, bột ngọt, vừa đủ, rau ngò. Cách làm: Giò heo cạo sạch, đập phần móng, bóc bỏ phần cứng của móng. Chặt khoanh tròn. Ướp gia vị: muối, tiêu, đường, bột ngọt, củ hành tím băm nhỏ. Để 30 phút cho giò heo thấm gia vị. Hoa atisô: 1 hoa tách rời tùng cánh, rủa sạch, để ráo nước, hoa còn lại không tách cánh, chỉ cắt bót phần đầu cánh cứng. Rửa thật kỹ dưới vòi nước cho sạch hết các chất bẩn.Hành lá rửa sạch, để ráo, xắt ngắn. Đặt nồi nước lên bếp, cho 1 củ hành tím vàn nước cho thơm. Nước sôi cho giò heo vào nồi nấu tiếp. Chú ý không đậy nắp nồi để giữ cho nước canh trong. Thỉnh thoảng vớt hết bọt trong nồi ra. Để lửa nhỏ, nước canh sôi lăn tăn vào khoảng 45 phút. Cho hoa atisô vào nồi hầm tiếp khoảng 20 phút nữa. Nêm gia vị, nước mắm vào bột ngọt cho vừa ăn.Nhắc xuống, múc giò heo hầm ra tô lớn. Đặt hoa atisô ở giữa, xung quanh rắc tiêu, hành ngò. Món giò heo hầm atisô kích thích vị giác giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng dùng cho người bị tiểu đường. Ngoài ra nó còn có tác dụng tăng tiết sữa ở các bà mẹ sau khi sinh.

 

Nguồn tham khảo:

Viện Dược liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam – Tập I, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

Ben Salem M et al. (2015), “Pharmacological Studies of Artichoke Leaf Extract and Their Health Benefits”, Plant Foods Hum Nutr, 70(4):441-53.

Kulza M et al. (2012), “Artichoke–herbal drug”, Przegl Lek, 69(10):1122-6.

https://www.thaythuoccuaban.com/vithuoc/atiso.htm